ID Protection 365 - Hiểu và Kiểm soát thông tin tín dụng của bạn

Trang chủ Tài liệu Tài liệu tham khảo Năm nguyên tắc chung của Báo cáo tín dụng

Năm nguyên tắc chung của Báo cáo tín dụng

Báo cáo tín dụng (BCTD) cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy cho các TCTD đánh giá mức độ rủi ro của một khoản vay. Để có được những BCTD có chất lượng và đáng tin cậy, việc xây dựng Trung tâm Thông tin tín dụng (TTTD) cần đảm bảo những quy tắc quan trọng.

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), có 5 nguyên tắc cơ bản khi xây dựng một hệ thống BCTD. Các nguyên tắc đó là: Chất lượng dữ liệu, Tính bảo mật, Khung pháp lý, Cơ chế quản trị rủi rovà trao đổi tín dụng qua biên giới.

5 Nguyên tắc chung của Báo cáo tín dụng

5 Nguyên tắc chung của Báo cáo tín dụng:

1. Dữ liệu:

Như xăng cho một chiếc xe, dữ liệu là nguồn năng lượng sống của Trung tâm TTTD. Dữ liệu có giá trị cần đảm bảo các tính chất sau:

-    Chất lượng: dữ liệu đảm bảo tính trung thực, đầy đủ và cập nhật, được cung cấp một cách thống nhất và phù hợp với các bên tham gia.

-    Tính kịp thời: kế hoạch cập nhật dữ liệu cần rõ ràng và cụ thể ,lịch trình cập nhật dữ liệu định kỳ được xác định trước. Bên cạnh đó, dữ liệu phải luôn ở trạng thái sẵn để người dùng có thể truy vấn thông tin và lấy BCTD.

-    Đầy đủ: Trung tâm TTTD thu thập tất cả các thông tin liên quan đến KHV được pháp luật cho phép bao gồm cả thông tin tích cực (thông tin trả nợ tốt), thông tin tiêu cực (thông tin nợ xấu) và xử lý dữ liệu theo quy định, tiêu chuẩn đầu vào rõ ràng.

-    Duy trì dữ liệu: Ngay khi tiếp nhận dữ liệu, dữ liệu cần được xử lý kỹ càng, xác định trước thời gian thông tin được lưu trữ và sẵn có cho người dùng sử dụng trọng một khoảng thời gian nhất định.

2. Tính bảo mật:

Hệ thống BCTD phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt, có độ tin cậy và đạt hiệu quả cao. Tính bảo mật bao gồm:

-    Bảo vệ dữ liệu: bảo vệ dữ liệu để chống thất thoát, tham nhũng, tiêu hủy, lạm dụng hoặc truy cập trái phép vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Trung tâm TTTD.

-    Độ tin cậy: Đảm bảo thông tin cung cấp luôn sẵn có cho người dùng.

-    Hiệu quả: Đảm bảo hiệu quả về hoạt động và chi phí để đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao và hiệu quả cho người dùng.

3. Khung pháp lý:

Để Trung tâm TTTD hoạt động, nhà nước cần có một khung pháp lý rõ ràng, công bằng, bảo vệ quyền lợi của người dùng, trong đó bao gồm cả các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng. Khung pháp lý cần đảm bảo các nội dụng sau:

-    Rõ ràng: Khung pháp lý cần đầy đủ, chính xác để các bên liên quan lường trước được hậu quả của các hoạt động, sử dụng các thuật ngữ nhất quán trên cấp độ quốc gia;

-    Không phân biệt đối xử: Dữ liệu do TCTD cung cấp và khai thác phải tuân thủ quy tắc một cách công bằng, không phụ thuộc vào đối tượng tham gia. Trung tâm TTTD, các TCTD và các bên khai thác BCTD có nghĩa vụ về đảm bảo chất lượng dữ liệu, thực hiện các biện pháp bảo mật và áp dụng quyền lợi tương đương nhau.

-    Cân xứng: Khung pháp lý không nên đặt trọng tâm vào việc hạn chế mà nên thiết thực và hiệu quả để đảm bảo mức độ tuân thủ cao.

-    Quyền của bên khai thác BCTD: Bên khai thác BCTD có quyền được lấy thông tin, truy cập dữ liệu, xác nhận tính chính xác của thông tin và có quyền phản đối các thông tin cung cấp trong BCTD.

-    Giải quyết tranh chấp: quy trình giải quyết tranh chấp giữa các bên được lập theo quy định của pháp luật; cần đánh dấu tất cả các trường hợp liên quan đến tranh chấp trong quá trình kết nối dữ liệu; cần hợp tác để giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hợp lý; có các cơ chế thực thi phù hợp, bao gồm bồi thường cho các đối tượng bị tổn hại.

4. Cơ chế quản trị rủi ro:

Mọi thông tin phải minh bạch và công tác quản lý rủi ro phải được thực hiện một cách hiệu quả, đảm bảo công bằng cho người dùng khi tiếp cận thông tin. Cơ chế quản trị rủi ro cần đảm bảo:

-    Tính minh bạch: Cơ chế quản trị cho hệ thống BCTD đảm bảo tính công khai, kịp thời và chính xác.

-    Tính hiệu quả: Trung tâm TTTD và các TCTD xác định các rủi ro liên quan mà họ phải đối mặt, đồng thời tổ chức báo cáo theo định kỳ để giải quyết và giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa. Bên cạnh đó, việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và xây dựng cơ chế quản lý rủi ro cũng là một nhiêm vụ quan trọng.

-    Truy cập công bằng: Tất cả người dùng có quyền khai thác thông tin một cách công bằng và không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu sở hữu của cổ đông.

5. Trao đổi thông tin tín dụng qua biên giới

Điều kiện và yêu cầu của việc trao đổi thông tin qua biên giới như sau:

-    Điều kiện tiên quyết: Việc trao đổi TTTD qua biên giới cần được xây dựng dựa trên phân tích lợi ích, chi phí, đánh giá điều kiện thị trường (mức độ hội nhập kinh tế, tài chính, rào cản pháp lý) và nhu cầu của các bên tham gia trao đổi dữ liệu. Thêm vào đó, sự phù hợp về tiêu chuẩn định dạng dữ liệu và các thủ tục trao đổi dữ liệu giữa các bên tham gia cũng cần được xem xét và thống nhất.

-    Yêu cầu: Khi trao đổi dữ liệu tín dụng qua biên giới, các bên tham gia xác định các rủi ro có thể phát sinh từ đó có phương thức quản lý rủi ro thích hợp trong khuôn khổ hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý của các bên liên quan.

Nguồn: Ngân hàng thế giới – Nguyên tắc chung của Báo cáo tín dụng

Liên hệ

Liên hệ với PCB

Công ty CP thông tin tín dụng Việt Nam

Trụ sở chính: Tầng 16, Tòa nhà LPB, 210 Trần Quang Khải, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline:+84 (24) 3936 9558
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

VPĐD: Tầng 15, Toà nhà A&B, 76A Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline:+84 (24) 3936 9558

ID Protection 365 - Hiểu và Kiểm soát thông tin tín dụng của bạn

Khai thác sản phẩm thông tin tín dụng PCB

Tải ứng dụng Thông Tin Tín Dụng trên App Store

Tải ứng dụng Thông Tin Tín Dụng trên Google Play

CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

.