ID Protection 365 - Hiểu và Kiểm soát thông tin tín dụng của bạn

Trang chủ Tin tức Bản tin thị trường Làm ăn luôn cần thông tin

Làm ăn luôn cần thông tin

“Nếu tôi đến Việt Nam và không biết tìm đâu ra thông tin của một doanh nghiệp ABC nào đó tôi cần thì thật khó để làm ăn”, ông Leon Chee cho biết.

NCĐT trao đổi với ông Leon Chee, Giám đốc phụ trách Giải pháp Thông tin Tín dụng Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Dun & Bradstreet (D&B), về tầm quan trọng của thông tin doanh nghiệp, nhân dịp ông từ Singapore sang TP.HCM.

D&B là công ty Mỹ chuyên cung cấp thông tin doanh nghiệp. D&B cho biết đã thu thập được dữ liệu của khoảng 140 triệu doanh nghiệp thuộc 214 nước và lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, nơi D&B đã có văn phòng đại diện.

D&B đã thu thập được thông tin của bao nhiêu công ty Việt Nam?

Hiện tại, chúng tôi đã có 85.000 hồ sơ của doanh nghiệp Việt Nam. Trong số này này có 75% cung cấp cả báo cáo tài chính. Tôi rất ấn tượng vì đã thu thập được những thông tin tốt ở Việt Nam. Nhiều người không tin nhưng thực sự là ngay trong tháng 7.2011, chúng tôi đã có báo cáo tài chính năm 2010 của số 75% doanh nghiệp nói trên. Ở một số nước, không dễ gì để có những thông tin đó.

Theo chúng tôi ước lượng thì có khoảng 350.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Vậy số doanh nghiệp chúng tôi đã thu thập được dữ liệu đạt khoảng khoảng 20-25%. Như thế là chưa đủ.

Thu thập được thông tin của khoảng 50% doanh nghiệp Việt Nam trong mỗi ngành đã là lý tưởng. Tất nhiên, chúng tôi muốn đạt được tỉ lệ 100%.

D&B thu thập thông tin về doanh nghiệp Việt Nam bằng cách nào?

Về cơ bản, thông tin được thu thập theo 3 hình thức. Thứ nhất là những thông tin từ những nguồn công khai. Chúng tôi làm việc với các cơ quan ở Việt Nam để có được những thông tin cơ bản của doanh nghiệp.

Thứ 2 là thu thập thông tin trực tiếp qua điện thoại. Đây là cách tốt nhất và là phương pháp chính chúng tôi sử dụng để có thông tin. Chúng tôi gọi điện đến các doanh nghiệp để giải thích tại sao việc chia sẻ thông tin lại quan trọng đến vậy. Đó là vì những thông tin này giúp các doanh nghiệp khác tìm hiểu để hợp tác làm ăn với họ. Tất nhiên có những doanh nghiệp từ chối và nói rằng thông tin là bí mật. Nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp khác hiểu được tầm quan trọng của việc này, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Khi đó đại diện của doanh nghiệp sẽ chia sẻ thông tin tài chính, xác nhận lại một số thông tin chúng tôi đã có và cung cấp thêm thông tin về hoạt động của họ.

Bước thứ 3 hiện chưa thể thực hiện ở Việt Nam. Đó là thông tin từ nhiều nguồn khác nhau được tự động cung cấp cho D&B. Tại một số quốc gia, các thông tin pháp lý, chẳng hạn như một công ty bị phá sản hay bị kiện, đều được gửi trực tiếp đến D&B.

Tiếc là Việt Nam vẫn chưa có trung tâm dữ liệu tập trung về doanh nghiệp. Chúng tôi phải mất nhiều thời gian hơn để tìm thông tin. Chúng tôi mong muốn được làm việc với cơ quan hữu quan của Chính phủ để xem có thể giúp được gì về vấn đề này.

Ý ông là Chính phủ Việt Nam nên thành lập một cơ quan quản lý thông tin doanh nghiệp?

Tôi cho rằng điều này rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Nó sẽ giúp các doanh nghiệp tin tưởng và an tâm hơn, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu tôi đến Việt Nam và không biết tìm đâu ra thông tin của một doanh nghiệp ABC nào đó tôi cần thì thật khó để làm ăn.

Một công ty Việt Nam muốn có thông tin từ D&B phải trả bao nhiêu tiền?

Các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn có thông tin của một doanh nghiệp nước ngoài thì phải trả từ 200-350 USD. Còn nếu muốn có thông tin của một doanh nghiệp trong nước thì trả 100-260 USD.

D&B sẽ xử lý thế nào khi doanh nghiệp từ chối cung cấp thông tin?

Chúng tôi chỉ có cách là thuyết phục họ chia sẻ thông tin. Nếu họ vẫn không đồng ý thì chẳng thể làm gì hơn. Khi đó, sẽ không có thông tin mà chúng tôi cần trong báo cáo. Chẳng hạn khi doanh nghiệp nói: “Chúng tôi không thể cung cấp báo cáo tài chính”. Không còn cách nào khác, chúng tôi phải kết thúc bản điều tra và nhập nó vào hệ thống. Dĩ nhiên khách hàng cũng hiểu rằng trong một số trường hợp không phải lúc nào cũng lấy được thông tin tài chính.

Làm thế nào để kiểm tra các thông tin giả mạo?

Chúng tôi có một quy trình thu thập thông tin khá chặt chẽ. Các chuyên gia phân tích kinh doanh của D&B được huấn luyện để phát hiện thông tin doanh nghiệp cung cấp có đúng sự thật hay không. Thường thì các doanh nghiệp được phỏng vấn không cung cấp thông tin giả. Một khi đồng ý, họ sẽ cung cấp thông tin thật, cňn nếu không muốn cung cấp thě họ đã từ chối.

Sau khi kiểm chứng thông tin, chúng tôi sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một logo để gắn lên trang web của doanh nghiệp nếu có yêu cầu. Đó là một loại dấu chứng nhận của D&B.

Thông thường doanh nghiệp phải trả 200 USD/năm để có logo của D&B. Chúng tôi còn có một con dấu đặc biệt để gắn kèm vào email. Khi người nhận email nhìn thấy con dấu, nhấp chuột vào đó thì những thông tin cơ bản về doanh nghiệp sẽ hiện lên. Phí trả cho con dấu này là 80 USD/năm.

Điều này cũng tương tự như khi đi mua rượu. Bạn muốn mua chai rượu 30 USD nhưng lại thấy nhiều loại rượu có giá 30 USD. Nếu không biết chọn như thế nào, bạn thường nhìn vào nhãn của chai rượu để xem có huy chương vàng không. Bạn sẽ nghĩ, “nếu huy chương vàng thì chắc phải tốt hơn”, vậy là bạn mua chai có huy chương vàng. Logo của D&B cũng vậy. Đó là chứng nhận cho thấy doanh nghiệp là đáng tin cậy.

Theo: Tác giả Ngọc Trân, Nhịp cầu đầu tư
Ngày: 01/08/2011

Liên hệ

Liên hệ với PCB

Công ty CP thông tin tín dụng Việt Nam

Trụ sở chính: Tầng 16, Tòa nhà LPB, 210 Trần Quang Khải, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline:+84 (24) 3936 9558
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

VPĐD: Tầng 15, Toà nhà A&B, 76A Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline:+84 (24) 3936 9558

ID Protection 365 - Hiểu và Kiểm soát thông tin tín dụng của bạn

Khai thác sản phẩm thông tin tín dụng PCB

Tải ứng dụng Thông Tin Tín Dụng trên App Store

Tải ứng dụng Thông Tin Tín Dụng trên Google Play

CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

.