ID Protection 365 - Hiểu và Kiểm soát thông tin tín dụng của bạn

Trang chủ Tin tức Bản tin thị trường Xử lý rủi ro cho các ngân hàng

Xử lý rủi ro cho các ngân hàng

Triển vọng tín nhiệm dành cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ còn ở mức tiêu cực trong 12-18 tháng tới, vì những lo ngại về lợi nhuận suy giảm và chất lượng tài sản.

Hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service đã nhấn mạnh dự báo này trong báo cáo vừa công bố ngày 1/9.

Moody cho rằng sự mất cân bằng của nền kinh tế nội địa đã tạo ra những rủi ro về chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam khiến việc huy động vốn càng khó khăn.

Nợ xấu của các ngân hàng có thể đã vượt xa con số công bố chính thức và nhiều công ty đã bắt đầu rút dần tiền gửi về để giải quyết những khó khăn trong kinh doanh và bù đắp mức lợi nhuận sụt giảm.

Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao nhất ở khu vực châu Á, cùng với đó là tăng trưởng chậm và thâm hụt thương mại cao.

“Sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh trong hơn hai năm qua, chúng tôi thấy mức tăng trưởng tín dụng đang chậm dần và chất lượng các khoản nợ đang suy giảm”, Karolyn Seet, trợ lý phó chủ tịch Moody’s tại Singapore cho biết.

“Chất lượng tài sản suy giảm và huy động vốn khó khăn đã khiến chi phí huy động vốn tăng cao, khiến lợi nhuận ròng của các ngân hàng khó tránh khỏi sụt giảm”.

Moody’s đánh giá mức độ tín nhiệm của trái phiếu Việt Nam ở mức B1, mức cao thứ 4 trong 11 nhóm các loại trái phiếu không nên đầu tư. Trước đó, hồi tháng 12/2010, Moody’s đã hạ mức đánh giá tín dụng Việt Nam từ BA3 xuống B1.

Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dễ gặp tổn thương trước những rủi ro hệ thống vốn một phần xuất phát từ tình trạng thiếu vốn của các nhà băng, nợ nần gia tăng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm.“

Ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (BHTG) cho rằng, nếu không sửa đổi phí và hạn mức bảo hiểm tiển gửi, thì BHTG khó có thể xử lý được rủi ro cho các ngân hàng.

Theo ông Bùi Khắc Sơn, trong 10 năm qua, nguồn vốn do các ngân hàng, tổ chức tín dụng đóng góp cho BHTG là khoảng 4.000 tỷ đồng, cộng với các hoạt động đầu tư tài chính và 1.000 tỷ đồng ban đầu do Nhà nước cấp, quy mô vốn của BHTG hiện nay là 8.000 tỷ đồng. Với quy mô vốn như vậy, BHTG không thể đảm bảo xử lý được rủi ro cho 2 ngân hàng trung bình, nếu xảy ra nguy cơ đổ vỡ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là, hạn mức tiền gửi và phí bảo hiểm tiền gửi hiện nay quá thấp. Hiện hạn mức số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi của một người gửi tiền tối đa là 50 triệu đồng, áp dụng từ năm 2005. Hạn mức này là không phù hợp, vì tỷ lệ lạm phát tích lũy từ năm 2005 đến năm 2010 là 50%. Hạn mức tín dụng thấp cũng dễ gây ra rủi ro do tiền gửi trong nước chảy ra nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

Ông Bùi Khắc Sơn nêu rõ, nếu quy đổi tương đương, năm 2005 hạn mức bảo hiểm tiền gửi là 50 triệu đồng, thì hiện nay phải là 100 triệu đồng. BHTG đang đề xuất mức phí bảo hiểm tiền gửi phù hợp với thực tế, đồng thời quy định rõ thẩm quyền điều chỉnh hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong một số trường hợp đặc biệt, như lạm phát trong thời gian dài, GDP tăng cao hoặc khủng hoảng…

Mức phí bảo hiểm tiền gửi hợp lý, phù hợp với rủi ro cũng đã được chúng tôi xây dựng và đề xuất lên Chính phủ trong Đề án Tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Trong đó, chúng tôi cũng đề nghị BHTG được tiếp cận các nguồn vốn đặc biệt trong những trường hợp đặc biệt để có nguồn vốn để xử lý một cách nhanh nhất khi rủi ro xảy ra.

Ông Bùi Khắc Sơn cho biết, BHTG sẽ có nhiều phương pháp khác nhau để giúp người dân được bồi hoàn 100% tổn thất, như hỗ trợ tổ chức tín dụng phục hồi trở lại, hỗ trợ tổ chức tín dụng khỏe mua lại các tổ chức tín dụng yếu. Trong trường hợp xấu nhất, tổ chức tín dụng bị phá sản, thì BHTG sẽ chi trả cho người gửi tiền với hạn mức cao nhất là 50 triệu đồng, trong quá trình thanh lý tài sản, nếu thu hồi được sẽ tiếp tục chi trả thêm.

Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế, khi rủi ro xảy ra, trong thời gian ngắn, người gửi tiền phải nhận được đền bù. Vì vậy, trong thời gian ngắn, BHTG khó có thể huy động ngay một lượng tiền lớn (do đã được gửi hoặc đầu tư ở nhiều kênh khác nhau – PV). Vì vậy, BHTG đề nghị có cơ chế thể tạm ứng vốn từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hoặc được bảo lãnh vay nợ nuớc ngoài, sau đó sẽ hoàn trả lại trong năm tài chính.

Theo: Mỹ Loan, tamnin.net
Ngày: 02/09/2011

Liên hệ

Liên hệ với PCB

Công ty CP thông tin tín dụng Việt Nam

Trụ sở chính: Tầng 16, Tòa nhà LPB, 210 Trần Quang Khải, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline:+84 (24) 3936 9558
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

VPĐD: Tầng 15, Toà nhà A&B, 76A Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline:+84 (24) 3936 9558

ID Protection 365 - Hiểu và Kiểm soát thông tin tín dụng của bạn

Khai thác sản phẩm thông tin tín dụng PCB

Tải ứng dụng Thông Tin Tín Dụng trên App Store

Tải ứng dụng Thông Tin Tín Dụng trên Google Play

CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

.