10 cách để nâng cao điểm tín nhiệm

1. Luôn thanh toán các khoản phải trả đúng hạn

Việc thanh toán chậm hoặc quên thanh toán chắc chắn sẽ làm giảm điểm tín nhiệm của bạn. Do đó bạn hãy nhớ xem kỹ giấy báo thanh toán để biết khi nào là hạn phải thanh toán. Phí chậm thanh toán và lãi phạt phát sinh sẽ làm tăng thêm áp lực thanh toán dư nợ.

Lịch sử thanh toán là một yếu tố quan trọng trong xác định điểm tín nhiệm của bạn. Bởi vì lịch sử thanh toán gần đây sẽ quan trọng hơn so với những gì đã xảy ra cách đây 5 năm nên tạo thói quen thanh toán đúng hạn là cách hiệu quả nâng cao điểm tín nhiệm của bạn.

10 cách để nâng cao điểm tín nhiệm
2. Thanh toán bớt nợ và hạn chế làm phát sinh nợ mới

Người cho vay thích thấy khoảng cách dư dả giữa số tiền nợ ghi nhận trên thẻ tín dụng và tổng hạn mức tín dụng. Càng trả bớt nợ, thì khoảng cách đó càng rộng và điểm tín nhiệm của bạn càng cao.

Khi mỗi tháng bạn thanh toán hết số dư nợ trên giấy báo nợ, bạn đã tận dụng được khoản vay không lãi suất từ ngân hàng phát hành thẻ. Nếu bạn chỉ thanh toán số tiền tối thiểu trên một số dư đáng kể, bạn có thể mất đến vài năm mới thanh toán hết nợ.

Nếu bạn không thể thanh toán đúng hạn, hãy thông báo cho ngân hàng của bạn biết và trình bày lý do tạị sao.

3. Hạn chế số lượng thẻ tín dụng bạn sở hữu

Tránh sở hữu nhiều nguồn tín dụng. Hai thẻ tín dụng sẽ dễ quản lý, theo dõi hơn là mười thẻ trong người. Mở một hạn mức tín dụng mới có thể làm giảm điểm tín nhiệm của bạn, nhất là khi lịch sử giao dịch tín dụng của bạn chưa đủ lâu và chưa phải là khách hàng “được ưa thích” (bạn chưa có lịch sử tín dụng thuận lợi).

4. Hủy bỏ những thẻ tín dụng không sử dụng đến

Nếu bạn có nhiều tài khoản thẻ tín dụng mà chỉ sử dụng một ít, nên đóng những tài khoản không dùng đến. Tuy vậy, bạn nên giữ lại những tài khoản mở lâu nhất và huỷ đi những tài khoản mới mở. Lịch sử thanh toán thẻ đúng hạn có thời gian dài sẽ cải thiện điểm tín nhiệm của bạn

5. Tránh xa khỏi sự phá sản nếu bạn có thể

Phá sản là trở ngại nghiêm trọng nhất đối với điểm tín nhiệm của bạn, còn tồi tệ hơn cả các khoản vay và thu hồi nợ. Tuy nhiên tác động của nó còn phụ thuộc vào số lượng những khoản nợ xấu có trên hồ sơ tín dụng của bạn trước khi bạn nộp đơn xin vay.

6. Cân nhắc việc tư vấn tín dụng với ngân hàng cho vay

Chúng ta đều muốn thanh toán các khoản nợ đúng hạn, và đúng như đã thoả thuận. Tuy nhiên, có những tình huống không tiên liệu được xảy ra như bị mất việc, kinh doanh thất bại, khiến bạn không thể thanh toán đươc số tiền tối thiểu vào ngày đến hạn như quy định của ngân hàng.

Nếu bạn đã quá tải với khoản nợ lãi suất cao hoặc đứng trước nguy cơ (hoăc đã) ngã quỵ với những khoản phải thanh toán, hãy làm việc với các ngân hàng cho vay để lập một kế hoạch trả nợ. Ngân hàng sẽ giúp bạn sắp xếp lại lịch thanh toán với các chủ nợ, thương lượng mức lãi suất thấp hơn và giúp bạn trả hết nợ trong vòng vài năm

7. Lấy báo cáo tín dụng nếu có

Báo cáo tín dụng đực tập hợp từ nhiều nhà cung cấp tín dụng khác nhau ghi lại lịch sử thanh toán tín dụng của bạn. Một lịch sử hoàn trả tốt giúp bạn có được tín dụng dễ dàng hơn. Hầu hết các ngân hàng cho vay sẽ kiểm tra hồ sơ tín dụng của bạn để đánh giá điểm tín nhiệm của bạn trước khi đưa ra quyết định.

Thường xuyên xem lại báo cáo tín dụng sẽ giúp bạn biết được những thông tin nào tải lên hồ sơ của bạn. Việc kiểm soát hồ sơ tín dụng còn giúp phòng chống lại các hành vi gian lận sử dụng thống tin cá nhân của bạn để xin cấp tín dụng bất hợp pháp.

8. Phân biệt sự khác nhau giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

Khi bạn thanh toán mua hàng bằng thẻ tín dụng, tuỳ từng ngân hàng phát hành thẻ, thường thì bạn sẽ có từ 20 đến 30 ngày để thanh toán dư nợ phát sinh trên thẻ, như vậy bạn sẽ được lợi là đã tận dụng được khoản vay không lãi suất của ngân hàng phát hành, với điều kiện bạn trả toàn bộ dư nợ mỗi tháng.

Trong khi đó, nếu thanh toán bằng thẻ ghi nợ, ngân hàng sẽ trừ tài khoản tiển gửi của bạn ngay lập tức. Nếu tiền trong tài khoản của bạn không đủ, giao dịch sẽ không được chấp nhận

9. Không nên đóng những tài khoản vẫn còn dư nợ

Đóng những tài khoản trước khi bạn trả hết nợ sẽ ảnh hưởng đến điểm tín nhiệm. Nếu không dùng thẻ tín dụng đó nữa, bạn chỉ nên đóng khi đã trả hết nợ trong đó. Để tránh việc tiếp tục cà thẻ, hãy cắt thẻ thành mảnh rồi cất vào ngăn kéo.

10. Không nên đăng ký nhiều tín dụng một lúc

Mọi người thường bị bủa vây bởi những thẻ tín dụng mới chào mời bạn mọi lúc. Đăng ký thêm một thẻ tín dụng cũng không phải là vấn đề, nhưng không là một ý hay nếu bạn đăng ký thêm nhiều thẻ mới cùng một lúc vì như vậy không khác gì bạn báo cho chủ nợ biết bạn đang rất cần tín dụng và sẽ là rủi ro để cho bạn vay. Hãy tự mình chống lại hành động đăng ký nhiều thẻ cùng một lúc và không vay quá nhiều.